Viêm da cơ địa là gì? Có trị khỏi được không?

Viêm da cơ địa là bệnh lý phổ biến với hiện tượng da khô và ngứa dữ dội. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và có liên quan đến yếu tố di truyền. Bệnh lý này gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, làm người bệnh thường mất tự tin khi giao tiếp, gây trầm cảm, mất ngủ và suy giảm chất lượng cuộc sống. 

Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa là bệnh lý mãn tính, dễ tái phát và có liên quan đến yếu tố cơ địa, bệnh thường xuất hiện ở người có làn da mỏng, nhạy cảm. Viêm da cơ địa tái phát do dị ứng, hàng rào biểu bì da bị tổn thương, rối loạn miễn dịch da, qua đó các chất gây dị ứng và kích ứng gây viêm nhiễm xâm nhập và trên da xuất hiện các mảng da viêm đỏ, bong vảy hoặc viêm đỏ rỉ dịch và ngứa dữ dội. Da bị chấn thương, trầy xước, gây nhiễm trùng da nhiều hơn nếu người bệnh gãi để giảm ngứa khi xuất hiện ngứa dữ dội.

 

Tại Việt Nam, viêm da cơ địa chiếm khoảng 5% dân số, thường gặp ở những tháng đầu đời của trẻ nhỏ và nặng hơn nếu trẻ có gen di truyền đồng hợp tử. Bệnh giảm dần sau khi trẻ lên 2-3 tuổi.

Nhiều thống kê cho thấy, có đến 60% trẻ em ra đời bị viêm da cơ địa khi sản phụ mắc bệnh này và con số này có thể lên đến 80% khi cả ba lẫn mẹ đều mắc bệnh. Ở một số trường hợp, viêm da cơ địa có thể đi kèm với hen suyễn, viêm mũi dị ứng và dị ứng thực phẩm tạo thành một tổ hợp bệnh lý cơ địa dị ứng, tình trạng này thường gặp ở trẻ em mang gen di truyền từ bố và mẹ.

Viêm da cơ địa biểu hiện như thế nào?

Tùy vào độ tuổi và giai đoạn mà viêm da cơ địa sẽ có những triệu chứng khác nhau, nhưng nhìn chung, triệu chứng điển hình của viêm da cơ địa là da viêm đỏ, tróc vảy, dày sừng, nứt nẻ, chảy dịch, ngứa râm ran hoặc ngứa dữ dội. Có thể chia triệu chứng của viêm da cơ địa theo độ tuổi như sau:

2.1. Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi:

Có tới 60% ca mắc bệnh viêm da cơ địa khởi phát ở trẻ từ 0 – 1 tuổi và khởi phát chủ yếu khi trẻ được 2 – 3 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa sẽ có những triệu chứng sau đây:

– Xuất hiện ban đỏ, tróc vảy ở 2 bên má, quanh miệng, trán, thân mình, cổ và bẹn, các nếp da (kẽ da)

– Ở các vùng ban đỏ có nhiều mụn nước nhỏ

– Các mụn nước li ti vỡ ra, chảy dịch gây viêm trợt

– Các vết loét đóng vảy, khô và có thể gây ra nhiễm khuẩn thứ phát

– Trẻ có thể có biểu hiện viêm tai giữa, tiêu chảy

– Ngứa nhiều làm trẻ mất ngủ và quấy khóc

2.2. Biểu hiện viêm da cơ địa ở trẻ em:

Với trẻ em từ 2 – 12 tuổi khi bị viêm da cơ địa, thường có những triệu chứng sau đây:

– Da trở nên khô ráp, nứt nẻ, ngứa ngáy

– Da xuất hiện tổn thương ở các vùng sau đầu gối, trên đầu gối, khuỷu tay, các kẽ da (nếp da)

– Các mảng lichen hóa dạng đĩa xuất hiện. Ban đầu, bệnh có thể biểu hiện ở mặt duỗi, đầu gối, cùi tay, sau đó lan dần đến những nếp gấp, có thể dẫn đến sẩn ngứa, khô da,…

2.3. Biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa ở người trưởng thành

Người trưởng thành có nhiều kháng thể và sức đề kháng hơn so với trẻ em, vì vậy các triệu chứng của viêm da cơ địa cũng ít rầm rộ hơn. Ở giai đoạn mãn tính, da khô sần sùi và kéo dài dai dẳng. Biểu hiện giai đoạn cấp tính bao gồm:

– Xuất hiện nhiều ban đỏ

– Trên bề mặt da có các mụn nước nhỏ, nông. Các mụn nước khi vỡ ra chảy dịch gây phù nề, chảy tiết

– Vùng da bị tổn thương cảm thấy ngứa, nóng rát và sưng đau

– Có thể bị bội nhiễm, loét, mụn mủ, sưng nóng,… ở vùng da bị tổn thương cấp

*** Giai đoạn mãn tính của viêm da cơ địa có các biểu hiện sau:

– Vùng da bị tổn thương có biểu hiện thâm sạm, dày sừng, nứt nẻ

– Ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội

Viêm da cơ địa do nguyên nhân nào gây ra?

Một số gen gây ra viêm da cơ địa đã được tìm thấy bằng sinh học phân tử. Các nghiên cứu y tế cũng chỉ ra rằng: Nếu trong gia đình có người bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng thì thế hệ sau sẽ có di truyền các bệnh lý dị ứng gồm bộ 3 bệnh: Viêm da cơ địa, hen suyễn, viêm mũi dị ứng). Ngoài ra, một số nguyên nhân sau cũng có thể gây ra viêm da cơ địa:

– Những người hay bị dị ứng

– Nhiễm trùng cấp tính gây suy giảm miễn dịch và làm tăng tỷ lệ mắc viêm da cơ địa

– Rối loạn nội tiết

– Căng thẳng thần kinh

– Dị ứng thực phẩm ở trẻ nhỏ cũng có thể là nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa

– Một số tác nhân liên quan đến viêm da cơ địa như: Xà phòng, chất tẩy rửa, dị ứng thời tiết,…

Các câu hỏi thường gặp về bệnh lý Viêm da cơ địa:

  • Viêm da cơ địa có thể chữa khỏi hoàn toàn không?

Viêm da cơ địa là một bệnh lý mãn tính, không không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được bằng nhiều biện pháp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  • Mức độ nguy hiểm của viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh gây ra các ảnh hưởng về thẩm mỹ và giao tiếp, làm cho người bệnh bị chướng ngại tâm lý, gây mất ngủ do ngứa, khó chịu và trầm cảm.

Viêm da cơ địa nếu không được điều trị đúng cách và chăm sóc da thường xuyên có thể khiến bệnh trở nặng và gây ra những biến chứng phức tạp như: Viêm da thần kinh, viêm da cơ địa bội nhiễm, sốt cao, sưng hạch bạch huyết,…

  •  Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa?

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm da cơ địa. Thống kê tại Mỹ, có khoảng 7,2% người lớn và 11,6% trẻ em bị mắc bệnh viêm da cơ địa. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh tăng ở những người có hệ miễn dịch yếu, hay bị dị ứng hoặc gia đình có tiền sử từng bị viêm da cơ địa, hen suyễn, dị ứng,…

  • Người mắc viêm da cơ địa khi nào cần gặp bác sĩ?

Ngay khi có phát hiện các dấu hiệu viêm da cơ địa, người bệnh nên đến bệnh viện có chuyên khoa da liễu để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp. Đối với tình trạng vết thương ở da sưng đỏ, có mụn mủ, đau, sốt,… cần đến bệnh viện ngay để được xử lý kịp thời, tránh bội nhiễm hoặc nhiễm trùng da,…

1 thoughts on “Viêm da cơ địa là gì? Có trị khỏi được không?

  1. Pingback: Các loại thuốc và lưu ý khi sử dụng thuốc bôi Viêm da cơ địa – HTH PHARMA

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0903625896