Viêm da cơ địa là một bệnh lý mãn tính về da liễu có liên quan đến cơ địa dị ứng. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó làm ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ, tâm lý và suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và đầy đủ dinh dưỡng, nên ăn gì và kiêng khem gì là vô cùng cần thiết đối với người bị viêm da cơ địa để phòng tránh và hạn chế các triệu chứng.
Nhóm thực phẩm chống viêm
Một số thành phần được tìm thấy trong các loại thực phẩm dinh dưỡng có khả năng tăng cường và đảm bảo các hoạt động của hệ thống miễn dịch. Từ đó làm giảm tình trạng kích ứng, chống viêm, giảm ngứa ngáy, kích thích tái tạo tế bào da mới và kiểm soát những triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa.
Vì thế trong quá trình điều trị viêm da cơ địa, người bệnh nên bổ sung những loại thực phẩm thuộc nhóm thực phẩm chống viêm gồm:
1.1. Cá béo – Thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, chống viêm và chữa lành vết thương:
Cá béo là thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và có khả năng chống viêm hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong thành phần của các loại cá béo (cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích, cá cơm…) chứa một hàm lượng cao axit béo omega-3. Trong khi đó axit béo omega-3 chính là một thành phần có khả năng chống viêm tự nhiên.
Sau khi dung nạp một lượng vừa đủ axit béo omega-3 từ cá béo, thành phần dinh dưỡng này sẽ phát huy tác dụng dưỡng ẩm da, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, da bong tróc, phòng ngừa da nứt nẻ dẫn đến chảy máu và đau rát.
Ngoài ra trong bảng thành phần dinh dưỡng của các loại cá béo còn chứa protein, calo, vitamin nhóm B (vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B4, vitamin B5, vitamin B6, vitamin B9, vitamin B12), chất sắt, kali, vitamin D.
Trong đó protein có tác dụng nâng cao sức khỏe, hỗ trợ cơ thể phục hồi sau chấn thương, giảm cân, bảo vệ xương, ngăn quá trình lão hóa và duy trì khối lượng cơ bắp. Nhóm vitamin B có tác dụng giảm viêm, tái tạo và sửa chữa DNA, tăng cường biến đổi thực phẩm thành năng lượng, duy trì hoạt động của hệ thần kinh và não.
Kali giúp kiểm soát huyết áp. Astaxanthin giúp chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ngăn ngừa tổn thương da, giảm nguy cơ phát triển bệnh viêm da cơ đạo và chống lão hóa.
Vì thế nếu muốn năng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện bệnh viêm da cơ địa và góp phần kiểm soát triệu chứng, người bệnh có thể thêm cá béo vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý không lạm dụng loại thực phẩm này và nên lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn. Vì một lượng nhỏ kim loại nặng đừng tìm thấy trong một số loại cá sống ở khu vực ô nhiễm.
1.2 Thực phẩm chống viêm tự nhiên, kiểm soát bệnh viêm da cơ địa – Thực phẩm giàu axit béo omega-3
Tương tự như cá béo, một số loại thực phẩm khác cũng rất giàu axit béo omega-3. Cụ thể:
Dầu gan cá tuyết
Hàu
Cá cơm
Trứng cá muối
Hạt lanh
Hạt chia
Quả óc chó
Đậu nành…
Sau khi được dung nạp vào cơ thể, hàm lượng axit béo omega-3 trong các loại cá béo sẽ phát huy tác dụng kiểm soát độ ẩm của làn da, phòng ngừa tình trạng khô da, bong tróc da, kiểm soát lượng dầu, ngăn ngừa quá trình lão hóa da sớm, hạn chế sự tăng lớp dày sừng của nang lông.
Ngoài ra axit béo omega-3 còn mang nhiều lợi ích đối với sức khỏe tổng thể. Cụ thể thành phần dinh dưỡng này có khả năng ngăn chặn hoạt động của những tác nhân gây bệnh tim, phòng ngừa và giảm mỡ trong gan, cải thiện chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ điều trị trầm cảm, viêm khớp dạng thấp, tăng cường sự phát triển não bộ, cải thiện thị lực, trị Alzheimer, cải thiện các bệnh rối loạn thần kinh.
Do đó người bệnh nên thêm các loại thực phẩm giàu omega-3 vào chế độ dinh dưỡng để giảm viêm và cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Thực phẩm chứa Quercetin – Thực phẩm kháng histamin, giảm kích ứng da và chống oxy hóa:
Quercetin được xác định là một Flavonoid chiết xuất từ thực vật và được sử dụng để làm thuốc. Nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện và kết luận rằng, chất Quercetin sau khi được sử dụng sẽ phát huy tác dụng kháng histamin và chống oxy hóa. Tác dụng này giúp Quercetin có khả năng giảm kích ứng da, cải thiện tốt tình trạng ngứa ngáy, phòng ngừa tổn thương da lan rộng, tái tạo tế bào và thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương.
Ngoài ra chất Quercetin còn có tác dụng giảm viêm, chống virus, kháng khuẩn, kiểm soát tổn thương và các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa. Một số tác dụng khác gồm phòng ngừa ung thư, trị nhiễm trùng mạn tính, hội chứng mệt mỏi mãn tính, tâm thần phân liệt, loét dạ dày, sốt, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, kiểm soát đường huyết…
Các loại thực phẩm giàu Quercetin:
Bông cải xanh
Táo
Hành tây
Quả việt quất
Quả anh đào
Cải xoăn
Hành tím
Trà xanh
Trà đen
Rau bina…
Thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, nâng cao chức năng của hệ thống miễn dịch – Thực phẩm chứa men vi sinh
Thực phẩm chứa men vi sinh (Probiotic) nên được thêm vào chế độ ăn uống của những người mắc bệnh viêm da cơ địa. Men vi sinh (lợi khuẩn) chính là vi sinh vật sống có lợi. Chúng có tác dụng tăng cường sức khỏe tổng thể, nâng cao chức năng của hệ thống miễn dịch và những cơ qua khác trong cơ thể.
Việc tăng cường bổ sung những loại thực phẩm chứa men vi sinh vào thực đơn ăn uống sẽ giúp bệnh nhân bị viêm da cơ địa chống viêm nhiễm, tạo hàng rào bảo vệ làn da và cơ thể. Đồng thời giúp cân bằng độ ẩm, phòng ngừa tình trạng mất nước, bong tróc da, làm đẹp da và thúc đẩy quá trình tái tạo da.
Ngoài ra lợi khuẩn còn mang nhiều tác dụng và lợi ích đối với não bộ và cơ thể. Chúng có tác dụng giảm chứng trầm cảm, cải thiện đường tiêu hóa và cải thiện tốt sức khỏe của tim mạch.
Dưới đây là danh sách những loại thực phẩm chứa men vi sinh, gồm:
Sữa chua
Sữa chua uống lên men
Bắp cải thái nhỏ lên men
Một số loại phô mai
Đậu tương lên men (Natto)
Buttermilk truyền thống
Dưa muối
Kim chi…
Thực phẩm giàu protein có lợi
Sau khi được đưa vào cơ thể, protein sẽ phát huy tác dụng ngăn ngừa và cải thiện tổn thương do bệnh viêm da cơ địa, bảo vệ niêm mạc da, kích thích tái tạo tế bào và làm bền vững liên kết bên dưới mô da.d Bên cạnh đó thành phần dinh dưỡng này còn có tác dụng tăng cường các hoạt động của hệ thống miễn dịch, chống viêm, hỗ trợ kháng khuẩn, phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa tiến triển và tái phát.
Hơn thế nếu dung nạp một lượng vừa đủ protein cho cơ thể, thành phần dinh dưỡng này sẽ mang đến nhiều lợi ích khác cho sức khỏe tổng thể, bao gồm: Tăng trưởng và duy trì các mô, tham gia vào quá trình tạo ra phản ứng sinh hóa bên trong và bên ngoài tế bào, hỗ trợ truyền tín hiệu giao tiếp giữa các tế bào và cơ quan, duy trì nồng độ pH, cân bằng chất lỏng trong cơ thể, định hình cấu trúc mô tế bào, cung cấp năng lượng, lưu trữ và vận chuyển các chất dinh dưỡng.
Các loại thực phẩm giàu protein có lợi gồm:
Trứng
Hạnh nhân
Bông cải xanh
Phô mai
Yến mạch
Ức gà
Sữa chua
Thịt bò nạc
Cá ngừ
Diêm mạch
Đậu lăng
Hạt bí ngô
Ức gà tây
Tất cả các loại cá
Cải Brussels
Đậu phộng…